CPU- Những Điều Cần Lưu Ý Khi Mua Bộ Xử Lý Trung Tâm

CPU chính là trung tâm xử lý các phép tính số học, logic. Được xem là bộ não của cả chiếc máy tính. Tuy CPU không còn là bộ phận đại diện cho cả hệ thống máy tính. Nhưng nó càng mạnh thì máy tính của bạn sẽ hoạt động trơn tru hơn. Thế để chọn được CPU phù hợp cho chiếc máy tính của bạn. Cần phải lưu ý điều gì. Hãy cùng Máy Tính Sóc Bay tìm hiểu nhé.

Tầm quan trọng của CPU

Một bộ vi xử lý tuyệt vời có thể giúp bạn thỏa sức lướt web, xem phim, chơi game, làm việc… Giúp bạn xử lý công việc một cách tối ưu nhất. Nó sẽ xử lý tất cả những yêu cầu mà bạn đưa ra một cách dễ dàng.

Không thể phụ nhận vai trò quan trọng của CPU trong máy tính. Nhưng nhiều người dùng vẫn tưởng rằng nó quyết định 100% hiệu năng của máy tính. Điều này hoàn toàn sai. Hiệu năng của máy tính phụ thuộc vào nhiều bộ phận, linh kiện khác. Như  bo mạch chủ, RAM, VGA,… Mọi thứ phải tương thích, phù hợp với nhau.

 Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của CPU:

1. Xử lý dữ liệu: CPU là nơi thực hiện các phép tính và xử lý dữ liệu. Khi bạn sử dụng máy tính để làm việc, chơi game, xem video hay thực hiện bất kỳ tác vụ nào, đảm nhận việc xử lý các hướng dẫn và biến đổi dữ liệu thành thông tin có ý nghĩa.

CPU Chất Lượng
CPU là nơi thực hiện các phép tính và xử lý dữ liệu

2. Tác động đến hiệu suất máy tính: Bộ xử lý này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất chung của máy tính. CPU mạnh mẽ sẽ thực hiện các tác vụ nhanh chóng và mượt mà, trong khi CPU yếu hơn sẽ làm cho hệ thống chậm và giật lag.

3. Hỗ trợ multitasking: Nó cho phép máy tính thực hiện nhiều tác vụ đồng thời, cũng như chuyển đổi giữa các ứng dụng một cách mượt mà. Khả năng này rất quan trọng trong việc làm việc với nhiều ứng dụng và tác vụ cùng lúc.

4. Tối ưu hóa hiệu quả năng lượng: Bộ phận này hiện đại được thiết kế để tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa hiệu suất. Điều này giúp giảm tiêu thụ điện năng và làm máy tính hoạt động hiệu quả hơn.

5. Hỗ trợ cho các ứng dụng phức tạp: Các ứng dụng hiện đại yêu cầu sự hỗ trợ từ CPU mạnh mẽ để thực hiện các tính toán phức tạp và xử lý dữ liệu lớn. Các hoạt động như đồ họa 3D, dựng video, học máy, và thực tế ảo đòi hỏi CPU có hiệu suất cao.

6. Quyết định khả năng nâng cấp: Bộ xử lý có vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng nâng cấp của máy tính. Khi một CPU cũ không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu công việc, việc nâng cấp CPU có thể giúp máy tính hoạt động hiệu quả hơn mà không cần thay toàn bộ hệ thống.

Tóm lại, CPU là trung tâm quản lý và xử lý thông tin của máy tính. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định hiệu suất, tích hợp năng lượng, và khả năng sử dụng của máy tính. Để có một hệ thống hoạt động tốt, cần lựa chọn CPU phù hợp với nhu cầu sử dụng và đảm bảo bộ xử lý này luôn được duy trì và làm việc trong điều kiện tốt nhất.

Một số lưu ý khi chọn CPU

Tốc độ xung nhịp CPU

Hiểu đơn giản, xung nhịp thể hiện hiện số chu kỳ mà CPU thực hiện mỗi giây. Đây là yếu tố tiên quyết khi đề cập đến tốc độ xử lý logic của CPU. Xung nhịp càng lớn,  càng thực hiện nhiều chu kỳ hơn, tốc độ xử lý cũng nhanh hơn.

Xung nhịp được tính bằng đơn vị Hz. Nó thể rất rõ nên bạn có thể tự so sánh xem CPU nào tối ưu hơn. Nếu cùng một dòng CPU mà có xung nhịp nhanh hơn có nghĩa tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng hoạt động tốt hơn.

Thông thường CPU sẽ có chỉ số  xung nhịp từ xung cơ bản đến xung boost.

Xung cơ bản thể hiện tần số mà CPU đang chạy và được tính bằng gigahertz (GHz), hoạt động một tỷ chu kỳ mỗi giây.

CPU Chính Hãng
CPU phải có hiệu năng cao và có thể nâng cấp trong tương lai.

Xung boost cho phép một lõi đơn có thể chạy tối đa dựa trên công nghệ Intel Turbo Boost / AMD Turbo Core.

Ví dụ: Intel Core I9 11980HK có chỉ số 2.60 GHz đến 5.00 GHz nghĩa là:

Xung nhịp cơ bản 2.60 GHz: chip xử lý I9 11980HK có thể thực hiện được 2.60 tỷ phép tính  trên mỗi giây trong một nhân.

Xung boost 5.00 GHz: là xung nhịp tối đa của một nhân mà bộ xử lý có thể thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Socket

Người xử dụng máy tính thường có 2 nhóm đối tượng: Một là những người ít hoặc không có nhu cầu sử dụng quá nhiều chức năng của máy tính. Họ ít quan tâm đến việc nâng cấp CPU máy tính. Hai là nhóm người đam mê về công nghệ. Đòi hỏi CPU phải có hiệu năng cao và có thể nâng cấp trong tương lai.

Nếu bạn là người thuộc nhóm 1, bạn không cần quan tâm nhiều đến socket. Với kiểu người nhóm một thì CPU chỉ cần đáp ứng được nhu cầu đơn giản của họ là được. Tuy nhiên, nếu bạn là người thuộc nhóm 2, bạn cần phải chú ý đến socket của CPU, bởi nó là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng nâng cấp máy tính của bạn.

Nên chọn Socket CPU nào?

Hiện nay Intel đang duy trì các dòng socket CPU như LGA-2011, LGA-1151, LGA-1155. Dòng socket LGA-1155 từng là dòng socket được sử dụng rộng rãi nhất. Nhưng cũng là dòng lâu đời nhất. Đến thời điểm hiện tại, số người dùng socket LGA-1155 đã ít hơn nhiều do khả năng nâng cấp bị hạn chế.

Trong vài năm tới, Intel sẽ ngừng phát triển LGA-1155. Các dòng  thế hệ mới như Core I thế hệ thứ 10 được sản xuất để tương thích với socket LGA1200 và không hỗ trợ các dòng socket cũ hơn.

Còn về phía AMD. Hầu như mọi loại socket CPU đến từ thương hiệu AMD đều dùng đều sử dụng một loại chân cắm theo chuẩn PGA. Một số socket phổ biến của AMD có thể kể đến FM1, FM2, 941, 940, 939.

Để cạnh tranh với Intel, AMD tập trung cải tiến một số phiên bản socket của mình như AM2+ và AM3+. Chúng là bản nâng cấp của AM2 và AM3. Hiện tại, người dùng quen thuộc hơn với dòng socket CPU AM4. Tương thích với các dòng APU Ryzen thế hệ mới.

Chung quy thì nếu bạn có nhu cầu nâng cấp CPU về lâu dài thì nên chọn CPU LGA-1151. Còn đối với AMD thì bạn nên chọn socket AM4.

Số nhân (Core Count), số luồng (Threads)

Hiểu một cách đơn giản thì cái nào mà có số nhân, số luồng càng lớn thì khả năng xử lý đa nhiệm càng nhanh. Chẳng hạn như chip có 4 nhân mạnh hơn chip có 2 nhân, 6 nhân mạnh hơn 4 nhân.

Nhưng cũng không hẳn là đúng hoàn toàn bởi hiệu năng của số nhân chỉ phát huy tốt khi bạn thật sự khai thác nó. Tùy vào mục đích sử dụng của bạn. Ví dụ chip 4 nhân của Intel không thua kém gì chip 6 nhân của hãng về hiệu năng khi chơi game. Nếu bạn chỉ làm những công việc văn phòng thì chip 4 nhân là đủ sử dụng. Còn nếu bạn encode video, tạo mô hình 3D hay sử dụng một lúc nhiều ứng dụng… Thì việc sử dụng một con chip với nhiều nhân xử lý là hoàn toàn cần thiết.

 

Bộ nhớ đệm (Cache)

CPU Gaming
Hầu như mọi loại socket CPU đến từ thương hiệu AMD đều dùng đều sử dụng một loại chân cắm theo chuẩn PGA.

Đây là nơi lưu trữ tạm thời một số loại dữ liệu nhất định của thiết bị và lưu trữ cả các quy trình được tìm kiếm, sử dụng thường xuyên nhằm giúp người dùng có thể truy cập lại một cách nhanh hơn trong tương lai. Bộ nhớ đệm cao là tiêu chí cần phải xét trong cách chọn CPU chất lượng.

Mức tiêu thụ điện năng

Mức tiêu thụ điện năng gọi tắt là TDP, thể hiện lượng nhiệt tối đa được tạo ra bởi CPU. Mỗi con chip sẽ có mức tiêu thụ điện năng khác nhau. Bạn nên chú ý chọn nguồn điện phù hợp cho máy tính để các bộ phận của máy hoạt động hiệu quả. Và cũng để có thể nâng cấp phần cứng sau này.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

chat zalo goi lai chat facebook sóc bay